Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị “Hớ”

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị "Hớ"

Chỉ cần một cú click chuột bạn có thể tìm hàng triệu kết quả trên google về đào tạo lái xe. Quá nhiều băng rôn quảng cáo xuất hiện trong nhiều con hẻm, cột điện, bao đậu 100%, nào là có cấp bằng cấp tốc, nào là giá rẻ, chất lượng tốt

Quá nhiều quảng cáo như vậy, làm sao lựa chọn trung tâm uy tín. Bài viết sau đây, kinhnghiemlaixe.info chia sẻ với bạn kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô tại trung tâm uy tín, chất lượng nhé.

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô

Để sàng lọc giữ một rừng thông tin trên mạnh – học viên – những người có nhu cầu học GPLX cần định hướng tìm kiểm các cơ sở theo các tiêu chí sau đây. 

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị "Hớ"

1. Trường đào tạo có là cơ sở đào tạo đúng nghĩa không?

  • Nếu cơ sở là trường đào tạo đúng nghĩa có giấy phép đào tạo, có hệ thống sân bãi, xe tập lái, giáo viên giảng dạy đầy đủ.
  • Còn trung tâm môi giới thì không có xe đào tạo, sân tập cũng không và cũng sẽ chẳng có đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm bài bản. 
  • Đây là được coi là tiêu chí hàng đầu vì một có sở chỉ có chức năng tuyển sinh sẽ không thể đảm bảo chất lượng đơn giản họ không tham gia đào tạo nếu có cũng phải đi thuê sân, thuê xe, thuê cả giáo viên -> chất lượng đào tạo kém, bị thả nổi là chính. 

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị "Hớ"

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe qua hàng đinh chính xác nhất

Cách đánh lái khi lùi xe đảm bảo an toàn nhất?

2. Thời gian thực hành là bao lâu?

  • Đây là điều cực kỳ quan trọng, học lái xe ô tô không hề đơn giản, huống hồ việc đi học không chỉ đơn giản là kiếm một tấm bằng đối phó với công an, cầm bằng xòn vẫn không dám chạy xe vì chưa quen tay lái.
  • Bạn cần phải chú ý tới số lượng học viên trên xe vì hiển nhiên nếu nói tổng thời gian tập là 24h mà có tời 3-4 thì mỗi người cũng chỉ tập từ 12h-6h tập lái – không bằng thời gian cho trẻ con tập xe đạp.

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị "Hớ"

3. Hợp đồng – sự cam kết của học viên với cơ sở dưới sự kiểm soát của nhà nước

  •  Hợp đồng và dấu mốc trên hợp đồng do trường – cơ sở đào tạo trực tiếp đứng tên với chữ ký của giám đốc cơ sở đó – cơ sở 1, hay là một công ty đứng tên – cơ sở 2. 
  •  Các điều khoản trên hợp đồng có chặt chẽ hay không – các chi phí được liệt kê rõ ràng hay lập lờ.
  • Quan tâm tới các chi phí không nằm trong phí đào tạo như giờ xe thiết bị, phí lo đường trường, lệ phí thi lại,…đã có liệt kê trong hợp đồng và được trường chi trả chưa hay tới lúc thi học viên mới đóng thêm.

Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô không bị "Hớ"

4. Thời gian thi và nhận bằng

Theo quy định thời gian nhanh nhất để một hồ sơ được xét thi GPLX từ khi nộp đủ là 92 ngày đối với bằng B2, 135 ngày đối với bằng C. 

Biết được quy định này bạn có thể tự suy ra thời gian mình được dự thi – theo quy định của Pháp luật chứ chẳng có trường nào xem xét được. Ví dụ như bạn đăng ký giữa tháng 3 mà đầu tháng 6 đã thi thì quá vô lí và phải cẩn trọng xem xét lại.

Với những kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô mà chúng tôi chia sẻ chúc bạn tìm được một cơ sở uy tín, đạt được kết quả tốt nhất. 

Tin Liên Quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *