8 kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo quan trọng tài xế cần biết

"Xế già" bật mí kinh nghiệm lái xe lên dốc an toàn nhất

56Hầu hết mọi tài xế thường di chuyển trên các đường quốc lộ, đường bằng phẳng nhiều hơn là phải di chuyển trên đường đèo. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không phải đi trên đường đèo. Đường đèo được đánh giá là một trong những cung đường nguy hiểm và thường xuyên xảy ra tai nạn nhất. Bài viết sau đây chia sẻ với bạn kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo quan trọng không thể thiếu với các tài xế.

"Xế già" bật mí kinh nghiệm lái xe lên dốc an toàn nhất

1. Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo: Kiểm tra kỹ các thiết bị trước khi xuất phát

Trước khi lái xe việc chuẩn bị tốt mọi thứ sẽ khiên bạn cảm giác an tâm hơn, đồng thời giúp bạn giảm thiểu những thứ không mong muốn xảy ra. Bạn cần đảm bảo và kiểm tra lại một số thiết bị: Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay đối gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh theo thời gian mất dần độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên, phanh mất tác dụng. Ngoài ra, cần kiểm tra bề mặt, áp suất logo và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Luôn nhường đường cho người khác

Đối với lái xe trên các đường đèo dốc đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt chúng ta cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường đèo hạn chế sức mạnh của động cơ. Vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

Kinh nghiệm lái xe đổ đèo an toàn nhất

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo: nhớ nhường đường cho xe khác

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài xương máu không thể bỏ qua

3. Xử lý khi xe lên dốc

Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển. Để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Chạy chậm xe dù là bất kỳ lý do gì

Chạy chậm xe để đảm bảo độ an toàn. Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hướng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo. Lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt sau . Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu như chưa quen hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

Kinh nghiệm lái xe đổ đèo an toàn nhất

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo: Làm mát động cơ để lên dốc an toàn

5. Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo trong điều kiện thời tiết xấu

Với điều kiện thời tiết xấu, bạn cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mật độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại bạn cảm thấy nguy hiểm.

6. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi nguy hiểm luôn rình rập vì thế bạn cần phải tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều hơn nên dễ tới căng thẳng mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ sự tỉnh táo tiếp tục những chặng tiếp theo.

Kinh nghiệm lái xe đổ đèo an toàn nhất

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo: nguyên tắc khi xuống dốc

7. Cảnh giác với những đoạn đường trơn trượt

Sương mù dày đặc là một trong những nguyên nhân gây đường ướt. Tuy nhiên, sự chủ quan của các lái xe sẽ tăng lên khi đường ướt mà tầm nhìn tốt và không có sương mù. Có thể là sau những con mưa, hay nước trên núi chảy xuống. Việc di chuyển với tốc độ cao qua những đoạn đường ngập nước hoặc ngập nước có thể làm xe bị văng lái và mất lái.

Kỹ thuật đề pa lên dốc xe số sàn

Kinh nghiệm lái xe đường đèo: Cảnh giác với những đoạn đường trơn trượt

8. Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo: Chú ý biển báo nguy hiểm

Địa hình đồi núi có những vấn đề nguy hiểm mà không phải địa hình giao thông nào cũng có và điều này có thể là đổi mới với các lái xe chỉ quen lưu thông trong đô thị và xa lộ. Hãy đặc biệt lưu ý những tấm biển với nội dung như cua liên tục, độ dốc lớn, đá rơi hay súc vật chạy qua đường.
Ví dụ như khi gặp một tấm biển báo độ dốc 10% kết hợp nhiều cua gấp, người lái có kinh nghiệm sẽ biết phải chuyển số như thế nào để xe có sức kéo tốt, không bị mất đà khi tụt dốc.
Với những kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèokinhnghiemlaixe.info hi vọng có thể phần nào giúp ích tài xế lái xe an toàn trên mọi cung đường.

Tin Liên Quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *